Tôi và bạn đều biết: Hằng ngày có hàng triệu bài viết được xuất bản trên hàng nghìn nền tảng khác nhau. Tôi không biết bạn tiêu thụ những nội dung đó như thế nào. Tôi cũng không biết chất lượng thực sự ra sao. Nhưng tôi cá với bạn, nếu có rất nhiều nội dung rất tồi. Tôi cũng không có ý gây ra sự khó chịu đối với bạn khi bạn là một nhà sáng tạo, một người viết nội dung khi bạn đang đọc bài viết này.

Viết nội dụng có nhiều mục đích khác nhau. Xây dựng và củng cố niềm tin cho thương hiệu; Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng; Hỗ trợ khách hàng hiện có; Hay xôi thịt hơn là thu hút khách truy cập hoặc chuyển đổi người đọc nó thành khách hàng tiềm năng, thậm chí đơn hàng.

Bất kể mục đích của bạn là gì nhưng có một sự thật mà cả bạn và tôi đều phải chấp nhận, đó là: Người đọc nó không quan tâm đến mục đích của người viết ra nó. 

Tuy nhiên, ngoài kia, có rất nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm thành công với nội dung của họ. Điển hình như BuzzFeed, Hubspot, SalesForce, Insider…hay như các chuyên gia hàng đầu thế giới như Neil Patel, Patt Flynn…

Họ đã và đang làm gì mà bạn chưa làm?

Dưới đây là một vài lời khuyên mà tôi đã tích cóp được sau quá trình nghiên cứu những thương hiệu rất thành công với nội dung, đó có thể là doanh nghiệp, đó có thể là một cá nhân và tôi chỉ ước giá mà có ai đó nói với tôii những điều này khi tôi bắt đầu với Content Marketing.

1. Phải viết những gì bạn thực sự hiểu và biết

Có rất nhiều anh em blogger và thậm chí chính các doanh nghiệp thường nghĩ rằng: Họ nên viết cái này vì xu hướng đang là cái kia hơn là những gì họ thực sự biết hoặc có ý kiến riêng về một khía cạnh, vấn đề nào đó.

Các chuyên gia marketing hay viết kiểu: “Đây là X lý do để bạn học Content Marketing”.

Chẳng ai muốn đọc nó cả. Vì bản thân bạn hiểu rằng, có đọc cũng khó mà làm theo hoặc thậm chí đọc cho vui. Chỉ riêng cái tiêu đề thôi đã cho bạn biết mọi thứ bạn cần biết rồi. Đây là danh sách những lý do rõ ràng để bạn trở thành một Copywriter chuyên nghiệp – điều mà bạn đã nghe hàng tỷ lần :D.

Điều này hoàn tòan đúng với ngành của bạn. Dù chủ đề cơ bản, rõ ràng là gì, bạn vẫn muốn viết về nó. Bạn không thể chống lại sự cám dỗ của nó được. (Lưu lượng tìm kiếm cao, rât nhiều đối thủ đang viết…). Nhưng hãy nhớ: Không khách hàng tiềm năng nào của bạn quan tâm đâu.

Thách thức của bạn là phải tìm một cái gì đo về ngành công nghiệp của bạn – cái gì đó bạn có cái nhìn bao quát và sâu sắc nhất, ít nhất, bạn có thể đưa ra luận điểm của chính bạn hoặc bạn có ý tưởng nào đó khiến cho nó trở nên thú vị một cách hợp pháp.

Bạn đang đọc bài này đúng không? Bạn có thấy cách tôi đặt tiêu đề không? Thay vì tôi đặt “Đây là X lưu ý khi làm Content Marketing” thì tôi có ý tưởng thay đổi thành “Tôi ước có ai đó nói với tôi những điều này về Content Marketing” – nó thu hút bạn đến đây đúng không?

Thay vì những lưu ý khi làm Content Marketing, có lẽ một Copywriter nên tạo ra một Inforgraphic mô phỏng những hậu quả của việc viết content không có ai đọc như thế nào. Đây là kết quả của bài viết bạn sẽ viết sau 1 tuần, 1 tháng, 1 năm…Ai sẽ không muốn xem nó đây? Cho họ thấy tương lai để họ quay lại hiện tại điều chỉnh.

Đừng lãng phí thời gian cho những thứ nhảm nhí mà mọi người khác đang viết. Đừng viết bài đã được trả lời rõ ràng trên các trang web uy tín rồi. Hãy viết câu chuyện của bạn.

2. Phải có ý kiến, quan điểm từ góc độ của bạn

Nhớ ngày xưaa, khi đi học, các thầy cô giáo hay dạy chúng ta phân tích một bài văn, bài thơ nào đó và đưa ra một luận điểm cá nhân đúng không? Tại sao lại có những nhà phê bình học? Vì họ là những người đưa ra những phân tích, những luận điểm cá nhân cho một tác phẩm văn học nào đó để giúp người đọc tác phẩm đó có nhiều góc nhìn, góc tiếp cận hơn.

Một tác phẩm văn học thành công là một tác phẩm có nhiều nhà phê bình học tham gia nhất. Và trong việc viết blog hay viết nội dung cũng quan trọng không kém.

Đừng ngại trình bày một bài lập luận và bảo vệ nó. Một khi tác giả có niềm tin vào chính những niềm tin họ có thì người đọc nó sẽ cảm thấy yên tâm hơn và dễ bị hấp dẫn hơn.

Hãy nhớ: Bạn đang tham gia vào một cuộc trò chuyện, tranh luận thay vì viết một bài văn sẽ dễ bị lãng quên theo thời gian.

3. Xác định cách quảng bá nội dung trước khi viết

Rất nhiều người bắt đầu viết blog với ý tưởng là mọi người sẽ tự tìm đến bài viết của mình. Vì đã làm nghiên cứu rồi, chủ đề này có lượng search rất lớn, có rất nhiều chia sẻ chủ đề này…tức là sẽ có nhiều người quan tâm đọc nó.

Internet là một nơi huyền diệu nhưng không hề kỳ diệu chút nào cả.

Bạn sẽ cần có một chiến lược xuất bản và tiếp thị cho bài viết của bạn. Đừng quá bận tâm đến việc viết/chỉnh sửa/ đăng một cái gì rồi post lên facebook kèm link đọc bài và sau đó ngồi chờ độc giả tự chạy vào. Họ không như vậy đâu.

Nếu bạn chưa có khán giả, hãy xây dựng nó. Có rất nhiều cách để làm việc này. Nhưng tôi hay dùng đó là tặng một cái gì đó và chạy quảng cáo (tốn tiền thật) trên Facebook. Thêm nữa, tôi hay đi các sự kiện, chia sẻ ở sự kiện và yêu cầu mọi người theo dõi trên Facebook hoặc truy cập vào trang web của tôi để họ đăng ký. Bạn cũng có thể gửi bài viết cho một số trang blog khác. Bạn cũng có thể kết nối với những người có ảnh hưởng và nhờ họ chia sẻ nội dung của bạn. (Mẹo: Hãy nhắc đến họ trong bài viết của bạn càng tốt).

Dù bạn làm gì đi chăng nữa, hãy xác định trước cách bạn sẽ quảng bá nội dung của mình trước khi viết.

4. Chỉ viết khi bạn thích nó

Thực tế, rất nhiều anh em viết chỉ vì áp lực. Áp lực phải cung cấp giá trị cho khán giả của mình. Áp lực phải viết vì KPI của cấp trên.

Bản chất, đây không phải là vấn đề. Nếu bạn không thích viết lách thì đừng làm điều đó. Nếu bạn cứ phải đấu tranh mỗi khi ngồi trước màn hình máy tính thì hãy đi tìm việc khác mà làm. Nếu công ty bạn phải cần một blog (nhất là công ty bạn lại bán mấy cái dịch vụ liên quan đến Content Marketing, thì đừng cố làm gì), hãy thuê một người đam mê viết để làm điều đó.

Tất cả chúng ta đều được học viết khi còn nhỏ. Một số người sẽ thích nó và theo đuổi nó, mài giũa nó để biến nó thành nghề. Những người khác thì yêu và theo  đuổi đam mê khác. Dù đam mê của bạn là gì đi nữa, thì tôi khuyên bạn hãy tập trung cho đam mê của bạn, còn những việc bạn không thích làm thì đừng cố làm và để lại cho người khác.

Chỉ cần đảm bảo rằng, nội dung họ viết phải tuân thủ theo các quy tắc mà tôi nêu trong bài viết này là được. Nếu không, bạn sẽ có một blog vô nghĩa.

Chỉ cần đảm bảo rằng nội dung họ đang viết tuân theo các quy tắc này. Nếu không bạn biết hậu quả rồi đấy.

Ngoài ra, đừng quên, nội dung không chỉ là dạng bài viết. Nó có thể là video, inforgraphic…làm bất cứ phương pháp nào là điểm mạnh của bạn.

Hãy luôn viết với tâm thế: Người đọc sẽ không thể cưỡng lại được sức hút của những gì bạn viết. Và bạn sẽ rất hào hứng khi làm việc. Hãy làm điều đó.

5. Đừng bận tâm đến các chuyên gia

Nếu bạn lo lắng là không biết làm thế nào để tối ưu SEO, rồi thì viết bài dài hay ngắn, rồi gì có hình ảnh thế nào…thì bỏ qua đi. Có vô số bài viết liên quan đến vấn đề này, mỗi chuyên gia viết một kiểu, tất cả đều nói khác nhau. (Không tin cứ thử mà xem).

Ngắn hay dài không quan trọng. Ví dụ: Seth Godin viết rất ngắn, MOZ lại viết rất dài. Không có công thức nào đúng cho mọi doanh nghiệp. Bạn buộc phải thử nghiệm.

Vì vậy, chỉ cần bắt đầu viết và xem những gì hoạt động. Thử nghiệm một loạt sau đó sử dụng các số liệu của chính mình có được để đưa ra quyết định. Đừng dùng số liệu của các chuyên gia làm gì.

Cuối cùng, tôi xin đính chính: Tôi cũng đang như bạn, cũng đang thử nghiệm. Nếu bạn thấy bài viết này thành công cho điều gì đó, nhưng bạn vẫn chưa biết nó là cái gì thì hãy tiêp tục làm để đến lúc nhận ra nó nhé.

Chúc bạn thành công!