Góc chuyên gia chia sẻ: Tình Nguyễn – LadiPage Việt Nam

Trên hành trình phát triển doanh nghiệp của mình, có bao giờ bạn thử dừng lại và nghĩ xem mình đã bỏ qua những chi tiết gì được gọi là quan trọng chưa? Thực tế, khi tất cả chúng ta cố gắng đi thật nhanh, phát triển thật nhanh cũng là cơ hội để chúng ta bỏ qua những chi tiết khá quan trọng.

Và chớ trêu thay, những chi tiết đó lại chính là những yếu tố quyết định, ảnh hưởng đến chất lượng của kết quả cuối cùng mà chúng ta muốn đạt được.

Trong đội ngũ của chúng tôi – LadiPage DesignLadiPage Plus, chúng tôi đã đặt mục tiêu từ tháng 03 đến tháng 12 năm 2019 là tiếp cận 10.000 nhà quảng cáo truy cập vào trang Landing Page dịch vụ. Để thực hiện được điều này, bản thân tôi biết rằng, chúng tô buộc phải đưa ra nhiều nội dung xuất sắc so với hiện tại, và đó là lý do tại sao bắt đầu từ ngày 1.6.2019, chúng tôi phát triển thêm một đội ngũ Phát triển nội dung.

Ý tưởng là dựa trên những gì chúng tôi cung cấp, bản chất lưu lượng khách truy cập vào các landing page sẽ đến từ 3 nguồn chính:

  • Quảng cáo trả phí
  • Mạng xã hội & Email (Sở hữu)
  • Tìm kiếm tự nhiên (Đang phát triển)

Sau khoảng 4 tháng cung cấp dịch vụ, bằng những số liệu thống kê thực tế thì chúng tôi định gía giá trị mỗi khách truy cập vào Landing Page của chúng tôi rơi vào khoảng từ 60.000 – 100.000đ (Đang ở mức rất cao). Chính vì vậy, nếu như tiếp tục duy trì ở mức này thì biên độ lợi nhuận của chúng  tôi giảm đi đáng kể, và ảnh hưởng rất nhiều đến doanh số và mục tiêu doanh thu của chúng tôi (50.000$/tháng). Tức là chúng tôi phải giảm chi tiêu quảng cáo xuống, tăng số lượng Email và Traffic tự nhiên. 

Tuy nhiên, để thực hiện được công việc này, tôi đã đưa quy tắc: Phải đảm bảo mọi nội dung sản xuất ra đều phải viết thật tốt và giải quyết được nhu cầu thông tin trong thị trường.

Tại sao lại phải phù hợp? 

Bởi vì nếu không phù hợp với những gì khán giả mục tiêu của chúng tôi thực sự muốn thì nội dung tạo ra không có ý nghĩa gì với khách hàng mục tiêu của chúng tôi – những gì mà chúng tôi đang cố gắng phát triển.

Trên tất cả, tôi muốn nhắn nhủ với bạn và cả với đội ngũ của tôi rằng:

“Hãy chắc chắn bạn viết một cái gì đó thu hút mọi người và đó là giá trị”

THẾ NÀO LÀ MỘT NỘI DUNG CHẤT LƯỢNG?

Hãy xem các số liệu thống kê (30 ngày từ 16/07/2019 – 14/08/2019) bên dưới được lấy từ tài khoản Google Analytics của chúng tôi. Cả hai phần nội dung đã được xuất bản cùng một lúc vào đầu năm 2019 và được quảng bá theo những cách gần như giống hệt nhau. Tuy nhiên, ví dụ B nhận được gần 2 lần số lần xem trang so với ví dụ A, chưa kể đến việc tăng thời gian trung bình trên trang.

Ví dụ A đại diện cho nội dung từ một nhân viên mới, vào thời điểm này, vừa tham gia vào công ty của tôi và được đào tạo rất ít. Ví dụ B là tôi đã viết :D.

Ví dụ A

Ví dụ B

Những dữ liệu này cho thấy: Chất lượng nội dung B tốt hơn A. Và nó ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số.

Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để bạn có thể tạo ra và đảm bảo được nội dung bạn sẽ xuất bản có chất lượng tốt?

Đây là checklist:

  • Đảm bảo nội dung phù hợp với nhu cầu thông tin của thị trường

  • Tránh lỗi chính tả và ngữ pháp

  • Nền có hình ảnh, video, các số liệu thống kê, các ví dụ, trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy…

  • Câu chuyện thu hút người đọc và có tính kết nối mọi người ở mức độ sâu hơn

  • Đặt mình vào vị trí của người đọc

  • Nếu có thì nên có một checklist (dạng Key Takeaway để người đọc tóm tắt được dễ hơn)

Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một số mẹo để đảm bảo nội dung bạn viết ra sẽ đạt chất lượng tốt nhất.

MẸO SỐ #1 – ĐẢM BẢO NỘI DUNG PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU THÔNG TIN CỦA THỊ TRƯỜNG

Đây là việc bạn phải xác nhận là CÓ trước khi bắt tay vào việc viết nội dung. Đừng viết rồi mới đi kiểm tra xem có người quan tâm hay không. Đừng viết chỉ vì có người bảo cần là bạn viết.

Làm thế nào để biết được điều này?

Cách 1: Hãy xem đối thủ của bạn. Nếu họ viết bài thường xuyên, xem lại khoảng 10 -20 bài gần nhất của họ, xem bài nào có lượng đọc, hoặc số comment, số share trên mạng xã hội nhiều, chọn ra lấy 1-2 bài như thế. Ý tưởng của việc này là lấy những chủ đề đang được quan tâm và tạo ra nội dung mới, thậm chí còn tốt hơn, toàn diện hơn. Neil Patel – Chuyên gia Marketing hàng đầu thế giới đã áp dụng cách này và tăng lưu lượng truy cập lên 74% mỗi tháng.

Cách 2: (Thực tế nó là bước tiếp theo của cách 1) Xác định các từ khóa tìm kiếm nhiều nhất liên quan đến chủ đề bạn đã chọn được và sử dụng Google Keyword Planner, Google Trends để xem có nhiêu lượt tìm kiếm và xu hướng tìm kiếm của thị trường như thế nào: Tăng, giảm hay ổn định.

Như biểu đồ này cho tôi thấy:

  • Từ khóa: Landing Page nổi bật hơn hẳn so với “tối ưu hóa chuyển đổi” và “tiếp thị nội dung”
  • Nếu để chọn chủ đề tập trung viết: Tôi sẽ chẳng chọn “Tối ưu hóa chuyển đổi” làm gì, vì gần như ở Việt Nam, họ chưa quan tâm lắm.

MẸO SỐ #2 – TRÁNH NHỮNG SAI LẦM VỀ CHÍNH TẢ VÀ NGỮ PHÁP

Tôi đã từng nghĩ rằng lỗi chính tả và những lỗi liên quan không thực sự quan trọng hay ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ của người đọc.

Tất nhiên, nó phụ thuộc vào phong cách viết của mỗi người. Nhưng vấn đề là cách trình bày nội dung đó.

Tôi đã từng nhận được một vài email nhắc nhở tôi rằng: “Soạn email ẩu quá :))”, “Sai chính tả rồi kìa anh”…

Và suy nghĩ thật kỹ thì giúp tôi nhận ra rằng: Việc mọi người quan tâm đủ để cho tôi biết những gì tôi đã nghĩ là nhỏ chính là bằng chứng cho thấy nó rất quan trọng. Tệ nhất là khi những lỗi này làm giảm đi uy tín của bạn, khiến mọi người nghĩ bạn không chuyên nghiệp và dần mất đi những người theo dõi bạn hằng ngày. Đó chẳng phải là điều bạn không muốn sao?

Chính vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đọc lại mọi thứ để đảm bảo bạn viết đúng. Đừng đọc theo cách dùng mắt, hãy đọc nhẩm, vì khi não im lặng, bạn sẽ rất khó phát hiện ra lỗi. Ngược lại, khi bạn đọc lại và phát thành âm, não của bạn sẽ làm việc nhiều hơn, phải xử lý từng từ đọc ra và nghe vào. Kết quả là: Ít lỗi hơn theo ý của bạn.

MẸO SỐ #3 – CUNG CẤP CÁC HÌNH ẢNH, SỐ LIỆU, VÍ DỤ, TRÍCH DẪN CÁC NGUỒN ĐÁNG TIN CẬY

Chất lượng nội dung của bạn phần lớn được quyết định bởi cách truyền đạt kiến thức, ý tưởng của bạn một cách rõ ràng. Để đảm bảo được điều này, bạn phải minh họa và chứng minh quan điểm của mình bằng các ví dụ hoặc bằng cách trích dẫn các nguồn của bên thứ ba đáng tin cậy.

Ví dụ: Vào ngày 14.08.2019, tôi có trình bày tại một Diễn đàn về Tiếp thị trực tuyến năm 2019 được tổ chức bởi Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, tôi có trích dẫn một số số liệu thống kê từ eMarketer.

Hầu hết người tham dự (bao gồm cả 1 Speaker đang làm việc tại Facebook) cũng phải tin về những gì tôi giải thích cho các con số tôi lấy được. Vì đó là con số từ nguồn cung uy tín.

MẸO SỐ #4 – VIẾT THEO CÁCH KỂ CHUYỆN ĐỂ LÀM CHO NỘI DUNG CỦA BẠN HIỆU QUẢ HƠN

Nếu bạn để ý, thì các diễn giả, những bậc thầy về bán hàng họ đều thành công mỗi thương vụ làm ăn sau khi họ kể xong một câu chuyện. Họ kể chuyện trên sân khấu, họ kể trong email, trong thư bán hàng, trong landing page…

Vì những câu chuyện họ kể thực sự đã thu hút được người nghe ở mức độ sâu hơn.

Nếu bạn không tin, bạn hãy đọc các nghiên cứu được xuất bản bởi: Guardian và NY Times.

MẸO SỐ #5 – ĐẶT NHU CẦU CỦA NGƯỜI ĐỌC LÊN HÀNG ĐẦU (ĐẶT MÌNH VÀO VỊ TRÍ NGƯỜI ĐỌC)

Đây là một trong những lời khuyên rõ ràng của người Viking mà ít người thực sự thực hành.

Nếu bạn đặt mình vào vị trí của người đọc, nó không chỉ giúp bạn trả lời các câu hỏi tốt nhất mà thậm chí nó còn giúp bạn tạo ra một nội dung ấn tượng, hoàn hảo nhất thế giới về chủ đề mà bạn đang chọn.

Nói một cách khác dễ hiểu hơn, nội dung sẽ sâu sắc hơn vì bạn sẽ biết rằng câu trả lời cho câu hỏi của bạn đã thực sự thỏa đáng hay chưa, đã đủ thỏa mãn sự tò mò của người đọc hay chưa? Người đọc thường muốn có cảm hứng cùng các mẹo, các thủ thuật để chỉ phải làm việc ít hơn mà nhận được kết quả nhiều hơn mà thôi.

MẸO SỐ #6 – NÊN CÓ KEY TAKEAWAY

Trong một bài viết, có rất nhiều điều cần phải nhớ khi thực hiện để đảm bảo bạn hoàn tât các công việc của bạn.

Như chính bài viết này cũng vậy, rất nhiều cái mới và rất nhiều cái bạn cần đảm bảo để có được nội dung chất lượng. Đúng không? Sẽ thật thiếu xót nếu tôi không có phần KẾT LUẬN hay KEY TAKE AWAY cho bạn.

Như bạn thấy, tôi đang kể cho bạn một câu chuyện, tôi sử dụng các hình ảnh minh họa, tôi sử dụng các trích dẫn uy tín, tôi đặt mình vào bạn và rất cảm ơn bạn vì bạn đã kiên nhẫn đọc đến đây.

KẾT LUẬN (KEY TAKE AWAY)

  • Nội dung chất lượng được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố như: Số lần đọc, tỷ lệ đọc bao nhiêu %, thời gian trung bình một người dùng dành ra cho nội dung đó là bao nhiêu. Xin nhớ: Đừng chỉ viết những nội dung tầm thường chỉ với mục đích lấp đầy không gian trên 1 trang;
  • Đảm bảo chủ đề bạn chọn để tạo nội dung phù hợp với nhu cầu thông tin của thị trường, tốt nhất là thứ mà khách hàng mục tiêu của bạn đang tích cực tìm kiếm;
  • Lỗi chính tả và ngữ pháp rõ ràng sẽ làm mất đi sự tập trung người đọc, khiến bạn thiếu chuyên nghiệp và mất đi chuyển đổi;
  • Xây dựng uy tín của riêng bạn bằng cách trích dẫn các bên thứ ba đáng tin cậy và cung cấp các ví dụ minh họa;
  • Hãy viết theo cách bạn kể chuyện cho ai đó nghe;
  • Đặt nhu cầu của người đọc lên trước tiên, hãy dự đoán những gì họ muốn và viết cho họ như thể đó là một cuộc trò chuyện
  • Hãy kết thúc bằng một kết luận như phần bạn đang đọc đây 😀

Trên đây là một số mẹo để cải thiện chất lượng nội dung của bạn. Nếu bạn có mẹo nào khác thì đừng quên chia sẻ với độc giả của MarTechToday nhé.

Nếu bạn thích bài viết này, bạn có thể xem xét chia sẻ nó lên Facebook, Twitter, LinkedIn và Google+ vì lợi ích của người khác.