Sự nổi lên của nền tảng web đã cho phép vô số doanh nghiệp rất nhiều cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn không chỉ tại Việt Nam mà còn ở quy mô toàn cầu. Không chỉ đơn thuần là mở rộng thêm kênh bán hàng, nó còn giúp doanh nghiệp Việt gia tăng doanh số theo cấp số nhân nếu biết khai thác một cách hiệu quả.

Theo ông Đỗ Hữu Hưng – CEO của AccessTrade chia sẻ lại thì:

  • Năm 2018 tổng giá trị TMĐT toàn cầu là 2,8 nghìn tỷ USD, theo Emarketer vs Statista, năm 2019 ước đạt 3,4 nghìn tỷ USD, tăng trưởng hơn 25%. Tuy nhiên vẫn mới chỉ chiếm 12% trong tổng Giá trị bán lẻ toàn cầu. Doanh nghiệp Việt còn rất nhiều cơ hội.
  • Trung Quốc, Mỹ vẫn là các quốc gia dẫn đầu với 720 tỷ và 540 tỷ Mỹ kim theo thứ tự
  • Khu vực Châu Á và Châu Úc tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
  • Tại Việt Nam, năm 2018 TMĐT đạt kỷ lục với 2.8 tỷ USĐ, gần gấp 2 năm 2017 (1.7 tỷ USD). Trong đó các Marketplace lớn như Shopee, Tiki, Sendo, Lazada… tăng trưởng gấp 3 thậm chí gấp 4 lần.

Thêm một dẫn chứng nữa, cũng từ AccessTrade:

“Năm 2015, Nike, hãng giày số 1 nước Mỹ tuyên bố kế hoạch để đạt doanh thu 50 tỷ USD vào năm 2020 (năm 2018 là 37 tỷ). Trong kế hoạch đó, mô hình D2C (Direct to Consumer) và Digital Marketing được nhắc đến như là 2 trong số những chiến lược chính được công ty tập trung thực hiện.

Hiện nay, mô hình D2C chiếm 29,6% tổng doanh thu toàn cầu của hãng (tương đương 9 tỷ USD – số liệu năm 2018). Tỷ lệ này tăng trưởng tức mức chỉ 16% năm 2011.

Trong khi chúng ta chưa thể kết luận rằng thị trường cho các nhà bán lẻ truyền thống đã kết thúc thì đứng ở vị trí của Nike, doanh thu qua mô hình D2C được dự báo sẽ tăng lên 16 tỷ USD vào năm 2020.”

Đọc chi tiết về trường hợp của Nike tại: https://accesstrade.vn/case-study-nike-va-loi-giai-cho-bai-toan-tang-truong-bang-mo-hinh-d2c.html

Theo Haravan:

“Thương mại điện tử đang là hướng đi mở ra nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ. Trong bối cảnh đó, mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực không ngừng để phát triển hoạt động thương mại điện tử một cách chuyên nghiệp và toàn diện.”

Với những thông tin trên, không có gì ngạc nhiên khi nhiều nhà phân tích tuyên bố rằng:

  • Thị trường nền tảng thương mại điện tử dành cho SMB sẽ vượt qua rào cản tỷ đô (được gọi là thị trường tỷ đô – thị trường của các nền tảng)
  • Các doanh nghiệp bán lẻ, các doanh nghiệp đã và đang bán hàng truyền thống hoặc đang bán hàng trên các marketplace sẽ học được rất nhiều từ những trường hợp thành công cụ thể như Nike, Adidas, Apple, Samsung…để tự mình xây dựng thêm một kênh bán hàng trực tuyến riêng định hướng mô hình D2C. Và tất nhiên, các doanh nghiệp cung cấp nền tảng Thương mại điện tử cũng sẽ là sự lựa chọn của họ.

“Để bán được sản phẩm/dịch vụ trực tuyến, trước tiên trang web của doanh nghiệp phải được trang bị phù hợp!”

Việc xây dựng một trang web bán hàng hay cửa hàng trực tuyến từ đầu là một thách thức vô cùng lớn, và may mắn thay, bây giờ việc này không cần thiết nữa. Ngày nay, có rất nhiều nền tảng thương mại điện tử để giúp doanh nghiệp lựa chọn.

Hầu hết các nền tảng thương mại điện tử sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các chức năng tiêu chuẩn như khả năng quản lý sản phẩm, thiết kế giao diện, tích hợp thanh toán, vận chuyển, quản lý khách hàng và một số ứng dụng bên ngoài có khả năng đấu nối để tăng tỷ lệ chuyển đổi cho cửa hàng trực tuyến.

Có những nền tảng còn có khả năng cung cấp nhiều chức năng tinh vi hơn, ví dụ như các tính năng liên quan đến tiếp thị trực tuyến (Email Marketing, SMS, Chatbot…), khả năng quản lý và tích hợp với các hệ thống khác thông qua giao thức API (ví dụ như máy POS, CRM, ERP…).

Việc xác định nền tảng thương mại điện tử nào là tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn phụ thuộc hoàn toàn vào yêu cầu cụ thể của bạn. Nếu bạn chỉ đơn thuần bán hàng trực tuyến thì việc tích hợp POS sẽ không cần thiết. Trong trường hợp bạn bán sản phẩm ở thị trường toàn cầu thì rõ ràng, việc nền tảng đó hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, nhiều đơn vị tiền tệ chính là sự lựa chọn của bạn.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi làm rõ một số nền tảng thương mại điện tử tốt nhất hiện nay, phù hợp nhất với các doanh nghiệp tại Việt Nam để bạn có góc nhìn tổng quát nhất, khám phá và xem xét lựa chọn giải pháp thương mại điện tử của riêng bạn.

NHỮNG NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỐT NHẤT NĂM 2019 CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1) SHOPIFY

Shopify có lẽ là nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng nhất hiện nay. Nó được thành lập vào năm 2006 bởi những người sáng lập Tobias Lütke, Daniel Weinand và Scott Lake.

Theo họ kể lại thì họ đã tự xây dựng Shopify bởi vì họ cảm thấy rằng không có một nền tảng thương mại điện tử nào khi đó có sẵn và đặc biệt dễ sử dụng.

Công ty tuyên bố rằng: “Bạn không cần phải có bất kỳ kinh nghiệm về kỹ thuật hay thiết kế, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tạo ra một cửa hàng trực tuyến tuyệt đẹp. – You don’t need to have any technical or design experience to easily create a beautiful online store.

Theo Shopify, bất cứ ai cũng có thể sở hữu ngay một cửa hàng trực tuyến và hoạt động ngay lập tức chỉ trong vòng vài phút. Người dùng có thể lựa chọn từ hàng loạt các mẫu giao diện có sẵn hoặc họ có thể tự thiết kế giao diện cho cửa hàng của mình. Shopify cho phép thanh toán qua thẻ tín dụng, tuân thủ PCI Level 1 và mã hóa SSL 256bit để đảm bảo mức độ bảo mật cao nhất.

Đặc biệt, Shopify cung cấp dịch vụ hỗ trợ 24/7 qua điện thoại, qua email hoặc tin nhắn trực tiếp.

Shopify cung cấp một CMS đầy đủ – nơi mà người dùng có thể quản lý tất cả các chức năng, quản lý giao diện, bố cục trình bày cửa hàng trực tuyến của họ. Người dùng cũng có thể quản lý cửa hàng của mình bất cứ đâu, bất cứ khi nào, ở mọi thiết bị, đặc biệt thông qua ứng dụng di động của Shopify.

Thêm một điểm cộng nữa của Shopify đó là, gần như 100% các cửa hàng trực tuyến được tạo bởi Shopify đều được thiết kế đáp ứng trải nghiệm trên mọi thiết bị – nghĩa là được tối ưu hóa trải nghiệm cho khách truy cập bất kể họ truy cập bằng máy tính, laptop hay thiết bị di động.

Shopify cũng cung cấp cho người dùng khả năng lưu trữ không giới hạn các cửa hàng của họ, cung cấp khả năng phân tích sâu về khách truy cập, các chức năng phục vụ tiếp thị như tối ưu hóa SEO, Discount, Gift Card và Email Marketing.

Bạn có thể trải nghiệm các tính năng của Shopify bằng cách đăng ký thử 14 ngày Shopify tại đây.

Kết luận:

  • Shopify là một nền tảng thương mại điện tử mạnh hàng đầu thế giới;
  • Shopify hiện chưa hỗ trợ tiếng Việt;
  • Về mặt chi phí, Shopify cung cấp cho người dùng 3 gói: Basic Shopify – $29/tháng; Shopify Plus – $79/tháng và Advanced Shopify – $299/tháng.
  • Shopify phù hợp cho mọi doanh nghiệp, tuy nhiên, đối với doanh nghiệp kinh doanh thuần thị trường Việt Nam thì cho đến thời điểm hiện tại, chưa thực sự phù hợp. Shopify phù hợp với những doanh nghiệp kinh doanh đa quốc gia là chủ yếu.

2) HARAVAN

Haravan thực ra là một nền tảng công nghệ cung cấp các giải pháp về thương mại điện tử tương tự như Shopify. Trong đó Haravan là dịch vụ cho phép người dùng có thể tạo tài khoản và mở một gian hàng với tên miền miễn phí dạng tenmien.myharavan.com hoặc bạn có thể mua tên miền riêng.

Khẳng định đầu tiên: Những tính năng mà Shopify có(như đã nói ở trên) thì Haravan đều đáp ứng cho người dùng được. Vì vậy, chúng tôi sẽ chỉ đi điểm nhanh những điểm mạnh thực sự của Haravan kèm theo đó là sự phù hợp đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Mới thành lập cách đây không lâu từ năm 2014 nhưng Haravan đến nay đã đạt được nhiều thành công nhất định như:

  • Được Google tin tưởng chọn làm đối tác phát triển bền vững cho chương trình bệ phóng tiềm năng, hỗ trợ và đào tạo công nghệ.
  • Là đối tác chính thức của ông lớn mạng xã hội Facebook trong việc phát triển nền tảng giải pháp Messenger giúp mang đến nhiều cơ hội mới cho những nhà bán hàng, những ai kinh doanh mặt hàng online trên Facebook.
  • Là công ty tiên phong và thành công với giải pháp bán hàng đa kênh Omnichannel.

Haravan cung cấp cho người dùng nhiều tính năng tương tự như Shopify ở trên như thay đổi giao diện dễ dàng với kho giao diện mẫu có sẵn, tích hợp nhiều tính năng (Haravan Apps) giúp hỗ trợ trong việc bán hàng và marketing. Các app này rất dễ sử dụng và bất cứ ai cũng có thể cài đặt và sử dụng cho cửa hàng trực tuyến của mình.

Điểm nhanh một số chức năng mà Haravan cung cấp cho người dùng:

  • Giỏ hàng và đặt hàng trực tuyến
  • Tính năng theo dõi đơn hàng
  • Khả năng tối ưu SEO thông qua việc viết title, viết thẻ mô tả, tùy chỉnh đường dẫn chuẩn SEO theo mục đo lường sẵn của Haravan
  • Quản lý và kiểm soát được hàng tồn kho
  • Hỗ trợ thuộc tính sản phẩm
  • Tạo mã giảm giá để chạy các chương trình khuyến mãi
  • Thay đổi giao diện website nhanh chóng
  • Hỗ trợ đăng bài, post bài blog
  • Kiểm tra tin nhắn trong fanpage trực tiếp trên Haravan
  • Tích hợp các kênh bán hàng thương mại điện tử như Adayroi, Lazada, Shopee, 5giay Store, Webtretho Store
  • Thông báo xác nhận đơn hàng qua Email
  • Tùy chỉnh CSS, Javascript và HTML cho theme
  • Hỗ trợ hiển thị Responsive cho giao diện Front End và trang quản trị

Những lợi ích mà bạn sẽ nhận được nếu sử dụng Haravan:

Việc sử dụng giải pháp thương mại điện tử của Haravan mang đến cho người dùng đặc biệt là các nhà bán hàng, các công ty đang sở hữu nhiều hệ thống cửa hàng,… nhận được các lợi ích tuyệt vời như:

  • Tự tạo một website ( về dịch vụ, blog, bán hàng,…) một cách nhanh chóng và dễ dàng, chi phí cực kì rẻ. Với nhiều tính năng tích hợp sẵn như đặt hàng, shop trên web, kết nối cồng thanh toán, vận chuyển,… cho nên bạn chỉ việc đăng sản phẩm và kinh doanh. Chi phí cho việc tạo website Haravan khá rẻ chỉ dao động từ 199.000 – 299.000 đồng. So với việc đầu tư một hệ thống website từ mua host, tên miền cho đến theme với chi phí lên đến 10 triệu – 15 triệu thì giờ đây chi phí làm website đã rẻ hơn rất nhiều.
  • Haravan có hệ thống website và kho theme phong phú với nhiều lĩnh vực ( khoảng 1000 theme) cho bạn thoải mái lựa chọn theme yêu thích. Cách cài đặt theme dễ dàng nên chỉ cần vài bước đơn giản cũng giúp bạn có một website chuyên nghiệp.
  • Haravan tích hợp kho ứng dụng lớn với nhiều app giúp các chủ web, nhà bán hàng kinh doanh online có thể sử dụng, hỗ trợ tốt cho việc kinh doanh của mình.
  • Haravan tích hợp các kênh bán hàng thành một nơi duy nhất như shop của bạn trên Lazada, Shopee, Zalo… trước đây bạn mất nhiều thời gian để quản lí riêng biệt cũng như tốn thời gian đăng hàng cho mỗi kênh thì giờ đây bạn chỉ việc đăng một sản phẩm ở một kênh duy nhất. Cũng như kho hàng, bạn cũng có thể kiểm soát được lượng hàng tồn hiện có….
  • Tính năng Harapage với khả năng tích hợp trên Facebook giúp bạn kiểm soát đơn hàng dễ dàng, phân loại khách hàng tiềm năng, quản lí tồn kho,… tất cả đơn giản và gói gọn chỉ trong vài bước cùng Haravan.

Một số tính năng/ứng dụng mới trong hệ sinh thái của Haravan trong năm 2019

  • HaraAds: Nền tảng quảng cáo Facebook & Google tự động tối ưu bằng trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam.
  • HaraSocial: Giải pháp quản lý bán hàng trên Facebook không thể thiếu, giúp bạn tối đa doanh số và hiệu quả quảng cáo.
  • HaraRetail: Hơn cả một phần mềm quản lý bán hàng, với sứ mệnh nâng tầm 50.000 doanh nghiệp bằng công nghệ bán lẻ.
  • Thêm nhà vận chuyển ViettelPost 2018 (Cập nhật 11/01/2019)
  • Bổ sung LineItem Property Chương trình khuyến mãi cho đơn hàng: Khi một đơn hàng được tạo từ các kênh: Draff, Harapage hoặc Đặt lại đơn hàng, nếu sản phẩm có trong đơn hàng đó thuộc bất kỳ chương trình khuyến mãi có hiệu lực thì sẽ được bổ sung thêm thuộc tính liên quan đến khuyến mãi cho sản phẩm đó.(Cập nhật 11/01/2019)
  • …xem thêm các bản cập nhật thường xuyên của Haravan tại đây.

Kết luận về nền tảng Haravan:

Haravan – Mặc dù cái tên còn khá trẻ nhưng những gì mà Haravan để lại không còn gì là quá mới nữa, sự chuyên nghiệp và các giải pháp độc quyền mang tính tối ưu cao không chỉ giúp các doanh nghiệp lớn đơn giản hóa hệ thống, chi nhánh của mình ở mảng online, offline mà còn giúp cho các nhà bán hàng kinh doanh nhỏ lẻ trước giờ chỉ quen với bán hàng offline hoặc không định hướng trên các kênh online thì giờ đây đã có một định hướng rõ ràng hơn trong việc kiếm khách hàng cũng như có nhiều đơn hàng hơn mỗi ngày cùng hệ thống nền tảng Haravan.

  • Haravan có thể coi là một nền tảng thương mại điện tử mạnh hàng đầu Việt Nam;
  • Về mặt chi phí, Haravan cung cấp cho người dùng 4 nhóm gói sử dụng: Marketing Free – Miễn phí hoàn toàn (Chỉ sử dụng HaraFunnel – Chatbot); Business Website – Bắt đầu với 299k/tháng, All In One For ECommerce – Bắt đầu với 299k/tháng (Khuyên dùng) và OmniChannel – Bắt đầu với 1tr/tháng.
  • Doanh nghiệp không cần phải đầu tư Hosting/Server chỉ cần có tên miền là sử dụng được.
  • Haravan phù hợp cho mọi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam.

3) WooCommerce

WooCommerce là một plugin thương mại điện tử mã nguồn mở hoàn toàn tùy biến cho WordPress. Nó có lẽ là sự lựa chọn phổ biến nhất cho các doanh nghiệp nhỏ đang tìm kiếm sự tích hợp dễ dàng với WordPress.

USP của WooCommerce có lẽ chính là sự hỗ trợ. Họ có một cộng đồng các nhà phát triển rất lớn và có rất nhiều Plugin bổ sung tính năng cho nó.

Lợi ích của việc sử dụng WordPress và WooCommerce cho trang web thương mại điện tử của bạn

WordPress là một Hệ thống quản trị nội dung (CMS) rất phổ biến mà bạn có thể sử dụng để tạo một trang web chỉ trong vài phút. Mặc dù có phần bị giới hạn theo mặc định, bạn có thể thêm hầu hết mọi chức năng bạn muốn với sự trợ giúp của các plugin.

Nói một cách đơn giản, plugin là các tiện ích bổ sung có thể mở rộng chứa năng của WordPress theo nhiều cách khác nhau. Có các plugin cho phép bạn tạo các biểu mẫu liên hệ tùy chỉnh và thậm chí một số plugin cho phép bán các mặt hàng trực tuyến và xử lý thanh toán. WooCommerce rơi vào loại thứ hai.

Mặc dù hầu như không phải là plugin thương mại điện tử duy nhất có sẵn cho WordPress, nhưng WooCommerce nhận được bình chọn của chúng tôi là nền tảng tốt nhất vì nhiều lý do:

  • Nó miễn phí. Plugin này là miễn phí, mặc dù cũng có các tiện ích mở rộng cao cấp (phải trả phí)
  • Rất dễ để học về nó và làm chủ nó. Nếu bạn đã từng sử dụng WordPress, WooCommerce sẽ tự nhiên đến với bạn.
  • Nó rất phổ biến.  Một plugin được sử dụng càng rộng rãi thì càng dễ dàng tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bạn gặp phải vấn đề (có một cộng đồng các nhà phát triển rất lớn)

Một số nhược điểm của WooCommerce:

  • Nó có thể gây ra xung đột với các Plugin khác (đã được cài ở trang WordPress của bạn)
  • Nó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến độ bảo mật của trang web;
  • Nó có thể làm chậm tốc độ tải trang của trang web;
  • Một số tính năng mà bạn cần cho thương mại điện tử (như để tối ưu chuyển đổi, tối ưu UX/UI) thì bạn sẽ cần phải mua thêm một số Plugin bổ trợ cho nó (Không miễn phí hoàn toàn)
  • Nó cần có môi trường để hoạt động (WordPress – mà WordPress thì cũng cần môi trường để làm việc đó là Hosting/Server hỗ trợ WordPress hoặc PHP – chi phí hàng tháng)

Kết luận về WooCommerce:

Với một lĩnh vực phức tạp như thương mại điện tử, sẽ luôn có một cái gì đó mới để tìm hiểu. Với đa số doanh nghiệp tại Việt Nam thì việc tìm hiểu và làm chủ một cái gì đó mới đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và nguồn lực.

Nếu doanh nghiệp bạn có bộ phận chuyên về WordPress thì WooCommerce chính là giải pháp dành cho bạn. Nếu không, hoàn toàn có thể xem xét 2 giải pháp nền tảng ở trên.

4) Magento

Doanh nghiệp của bạn có kế hoạch mở rộng kinh doanh thành một cái gì đó lớn hơn nhiều so với hiện tại? Magento được tạo ra để biến các công ty nhỏ thành các công ty lớn hơn thông qua một nền tảng được xây dựng trên ý tưởng tăng trưởng thường xuyên và có thể đo lường được.

Với hơn 260.000 doanh nghiệp sử dụng, Magento là một trong những nền tảng xây dựng cửa hàng phổ biến nhất của ngành thương mại điện tử và không khó để hiểu tại sao. Bộ tính năng mở rộng của Magento và khả năng tùy chỉnh linh hoạt làm cho nó trở thành một nền tảng tuyệt vời cho các thương nhân có nguồn lực sử dụng.

Magento được thành lập bởi Roy Rubin và Yoav Kutner vào năm 2007. Trong bốn năm tiếp theo, Magento lọt vào mắt xanh của những người chơi tên tuổi lớn trong thương mại điện tử và vào năm 2011, eBay / X.c Commerce đã mua laij nền tảng này. eBay sau đó đã bán Magento cho một nhóm các công ty đầu tư vào năm 2015. Đổi tay một lần nữa, Magento đã được Adobe mua lại vào mùa hè năm 2018.

Có rất nhiều suy đoán liên quan đến việc việc mua lại của Adobe như có thể ảnh hưởng đến dòng sản phẩm Magento như thế nào. Cho đến nay, phần mềm thương mại điện tử Magento vẫn có hai dạng:

  1. Mã nguồn mở Magento: Trước đây là phiên bản cộng đồng Magento. Miễn phí tải về và cài đặt.
  2. Magento Commerce: Trước đây là Magento Enterprise Edition. Ban đầu dự định cho các doanh nghiệp cao cấp có nguồn lực là các nhà phát triển. Đi kèm với phiên bản này là một mức chi phí khá cao.

Ưu điểm của Magento:

  • Miễn phí
  • Bộ sưu tập tính năng ấn tượng
  • Khả năng tùy biến cao
  • Khả năng mở rộng cao
  • Hoạt động, cộng đồng người dùng toàn cầu

Nhược điểm của Magento

  • Yêu cầu kỹ năng phát triển (kỹ thuật)
  • Không hỗ trợ khách hàng

Kết luận về Magento

Magento đang bắt đầu khuyến khích khách hàng ngay cả các chủ doanh nghiệp nhỏ chuyển sang Magento Commerce, một nền tảng SaaS (phần mềm dưới dạng dịch vụ) cung cấp các tính năng và dịch vụ bổ sung với mức giá cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ vẫn chỉ sử dụng phiên bản mã nguồn mở, tải xuống và tự cài đặt (các chi phí lưu trữ, cài đặt là do doanh nghiệp chịu)

Magento là một nền tảng mạnh mẽ với các khả năng mạnh mẽ, nhưng nó không dành cho người mới bắt đầu, không có kinh nghiệm về công nghệ.

Kết luận & Lời khuyên

Bất cứ khi nào bạn quyết định xây dựng một trang web hay cửa hàng thương mại điện tử bạn luôn luôn nhớ:

  • Bạn cần phải đảm bảo cửa hàng/trang web của bạn có thể dễ dàng quản lý và cập nhật;
  • Tìm hiểu thật kỹ về các tính năng mà mình muốn xem nền tảng nào đáp ứng được?
  • Dịch vụ khách hàng phải là VUA. Các doanh nghiệp không nên chỉ khư khư lấy tiền của khách hàng mà không hỗ trợ họ đúng cách;
  • Phải đảm bảo được rằng cửa hàng hay trang web của bạn có khả năng tích hợp được đầy đủ các trang truyền thông xã hội hàng đầu hiện nay;
  • Đặt yếu tố bảo mật lên hàng đầu – luôn đảm bảo web sử dụng SSL – tiêu chuẩn bảo mật cho thanh toán trực tuyến;
  • Đừng quên đối thủ cạnh tranh của mình và cũng đừng quên khách truy cập tương lai của mình để biết rõ họ đang làm gì, cần gì…

Việc tạo ra một cửa hàng trực tuyến hay trang web thương mại điện tử ngày nay không phải là một việc quá khó khăn. Mua sắm trên Internet đang ngày càng mở rộng.

Hãy đảm bảo doanh nghiệp của bạn không bỏ lỡ bất cứ kênh bán hàng tiềm năng nào – nơi khách hàng của doanh nghiệp ở đó.

Hy vọng bài viết này của chúng tôi giúp ích cho bạn.

Nếu bạn thấy chúng tôi bỏ lỡ một công cụ hay nền tảng nào, xin hãy cho chúng tôi biết bằng cách để lại bình luận bên dưới hoặc gửi email trực tiếp đến [email protected].